Bộ Luật lao động và một số văn bản hướng dẫn đã có những quy định riêng dành cho người lao động chưa thành niên. Trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay, việc vi phạm quy định về sử dụng lao động chưa thành niên có thể làm ảnh hưởng đến những cam kết của Việt Nam trong việc thực hiện Công ước số 138 về độ tuổi tối thiểu làm việc, Công ước số 182 về cấm và hành động ngay lập tức để xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tối tế nhất.
Từ sau khi Việt Nam bắt đầu quá trình đổi mới kinh tế dẫn đến các nguồn trợ cấp xã hội bị cắt giảm, nhiều gia đình không có khả năng cho con đi học là nguyên nhân làm phát sinh hiện tượng lao động chưa thành niên. Hơn nữa, xu hướng ngày nay, các hình thức kinh doanh hộ gia đình, tư nhân mở rộng và phát triển, thu hút nguồn lao động, đặc biệt là trẻ chưa đủ tuổi thành niên.
Người lao động chưa thành niên gồm những người dưới 18 tuổi có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động
Khái niệm về người lao động chưa thành niên ở Việt Nam hiện nay được nêu rõ tron Điều 119 Bộ Luật lao động: “Người lao động chưa thành niên là người lao động có đặc điểm riêng, gồm những người dưới 18 tuổi có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động”.
Trong các giáo trình về Luật lao động sử dụng ở các trường đại học luật trên cả nước cũng định nghĩa người lao động chưa thành niên theo quy định nói trên. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu đưa ra quan điểm rằng khái niệm về người lao động chưa thành niên cần phải được xác định rõ đặc điểm và giới hạn phạm vi đối tượng cũng nhưng những điều kiện, tính chất riêng dành cho nhóm đối tượng này.
So với các nhóm tuổi người lao động khác thì có thể thấy người lao động chưa thành niên có một số đặc điểm cơ bản như:
Đây là nhóm đối tượng lao động chưa phát triển đầy đủ về thể chất và tinh thần.
Người lao động thuộc nhóm này được pháp luật bảo vệ ở mức độ cao hơn so với nhóm người lao động ở tuổi thành niên trở lên.
Người lao động chưa thành niên bị hạn chế một phần năng lực hành vi khi giao kết hợp đồng lao động trong những điều kiện nhất định.
Việc phân loại người lao động chưa thành niên còn dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau như độ tuổi, giới tính, trình độ chuyên môn, kỹ thuật, môi trường lao động,...
Người lao động chưa thành niên có một số đặc điểm riêng so với các nhóm khác
Tiến hành điều chỉnh pháp luật đối với nhóm đối tượng người lao động chưa thành niên trong điều kiện kinh tế hội nhập sẽ tạo ra một hành lang pháp lý bảo vệ nhóm đối tượng này. Người lao động chưa thành niên sẽ có cơ hội làm việc trong những điều kiện, môi trường lao động an toàn, đảm bảo sự phát triển toàn diện về thế lực, trí lực.
Đồng thời, điều này còn giúp nhóm đối tượng này được hưởng thành quả lao động và hạn chế được những tác động tiêu chức trong quá trình hội nhập quốc tế, tiến tới phát triển kinh tế đất nước.
Hội thảo về quyền người lao động chưa thành niên trong Bộ Luật lao động sửa đổi, bổ sung năm 2019
Việc điều chỉnh pháp luật đối với người lao động chưa thành niên cần phải đảm bảo dựa trên những nguyên tắc sau:
Để điều chỉnh pháp luật đối với người lao động chưa thành niên, Luật lao động đã có những quy định khác nhau về từng lĩnh vực cụ thể. Về cơ bản, pháp luật về người lao động chưa thành niên bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
Vấn đề việc làm, học nghề là cơ sở quan trọng để hình thành, thiết lập quan hệ lao động và hình thức thể hiện của quan hệ lao động này chính là việc giao kết hợp đồng lao động. Pháp luật về vấn đề này gồm:
Quy định về việc làm, học nghề bao gồm một số quy định hiện hành có liên quan đến người lao động chưa thành niên.
Quy định về giao kết hợp đồng lao động với người lao động chưa thành niên tương tự với người lao động thành niên bao gồm điều kiện khi giao kết hợp đồng, hình thức hợp đồng lao động, thời hạn và hiệu lực của hợp đồng lao động cũng như nội dung nêu trong hợp đồng.
Đây là nhóm quy định pháp luật quan trọng, điều chỉnh quan hệ lao động vừa được thiết lập giữa người lao động và người sử dụng lao động. Nói cách khác, nhóm quy định pháp luật này quy định quyền và nghĩa vụ của hai bên trong quan hệ lao động, có liên quan tới các vấn đề sau:
Quy định về tiền lương đưa ra cơ sở xây dựng tiền lương tối thiểu sao cho phù hợp nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của người lao động chưa thành niên đồng thời cùng cần phải thỏa mãn nhu cầu thiết yếu ở mức thấp nhất.
Quy định về vấn đề thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi được rút ngắn từ một giờ đến bốn giờ mỗi ngày tùy theo từng độ tuổi.
Quy định về vấn đề kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất. Cần phải có sự cân nhắc về các đặc điểm riêng đối với người lao động chưa thành niên để có những quy định phù hợp nhằm giảm bớt trách nhiệm cho nhóm đối tượng này.
Quy định về vấn đề an toàn lao động, vệ sinh lao động. Đặc biệt cần chú trọng với những ngành nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm cấm sử dụng người lao động chưa thành niên. Đồng thời hoàn thiện các quy định về bảo vệ danh dự, nhân phẩm tại nơi làm việc cho người lao động chưa thành niên.
Quy định về vấn đề bảo hiểm xã hội không có sự phân biệt giữa người lao động chưa thành niên và người lao động thành niên.
Quy định vấn đề thay đổi, chấm dứt hợp đồng lao động hội không có sự phân biệt giữa người lao động chưa thành niên và người lao động thành niên.
Thuộc nhóm này bao gồm các quy định:
Nhóm quy định pháp luật về thanh tra, xử lý vi phạm.
Nhóm quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp liên quan đến người lao động chưa thành niên.
Vấn đề bảo vệ người lao động chưa thành niên hiện nay chưa thực nhận được nhiều sự quan tâm của xã hội
Những quy định của pháp luật Việt Nam dành cho người lao động chưa thành niên vẫn còn rất nhiều những bất cập và hạn chế. Hơn nữa, vấn đề bảo vệ người lao động chưa thành niên hiện nay còn thiếu sự quan tâm của xã hội. Văn bản quy phạm pháp luật hầu như chưa có sự khảo sát, đánh giá thực tế và có nhiều quy định chưa thật sự là phù hợp với đối tượng lao động chưa thành niên. Do vậy mà để bảo vệ đối tượng này được hiệu quả và bền vững, cần phải nhanh chóng khắc phục những nhược điểm còn tồn tại trong hệ thống pháp luật lao động.
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN GIÁO DỤC DU HỌC NGHỀ NHÂN ÁI
Trụ Sở Chính : Số 75D/389, Đường Đằng Hải - Phường Đằng Hải - Quận Hải An - Hải Phòng.
Văn Phòng Đại Diện Miền Nam : 972 Nguyễn Duy Trinh - Phú Hữu - Thủ Đức - HCM
Ms.Hồng Ái: 0975.782.966
Ms Hằng : 0335.628.044
VPĐD Phía Nam : Mr Tưởng 0325.606.739 ; Mr Bách 0339.592.739
dangthihongai02021982@gmail.com