Cho thuê lại lao động là mối quan hệ 3 bên, bao gồm: bên cho thuê lao động, người lao động cho thuê lại và bên thuê lại lao động. Hợp đồng cho thuê lại lao động là văn bản thỏa được ký kết giữa bên cho thuê và bên thuê lại lao động theo các quy định của pháp luật hiện hành. Trong đó, bên cho thuê lao động có trách nhiệm cung ứng lao động phù hợp, còn bên thuê lao động phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán dịch vụ theo thỏa thuận đã ký trong hợp đồng.
Căn cứ điều 52 Bộ luật Lao động hiện hành, cho thuê lại lao động là hình thức bổ sung nguồn nhân sự đặc biệt với sự giao kết hợp đồng lao động giữa người lao động và bên sử dụng lao động (doanh nghiệp cho thuê lại lao động). Sau đó, người lao động được chuyển sang làm việc và chịu sự điều hành của bên thuê lao động. Tuy nhiên, họ vẫn duy trì quan hệ lao động với người sử dụng lao động trước đó như đã giao kết hợp đồng lao động.
Cho thuê lại lao động không còn quá xa lạ ở thời điểm hiện tại
Hoạt động cho thuê lại lao động là có thể xem một loại hình (ngành, nghề) kinh doanh có điều kiện. Quá trình này chỉ được thực hiện khi các doanh nghiệp có đủ giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động theo quy định của pháp luật và áp dụng đối với một số công việc nhất định.
Theo Điều 4 Nghị định 29/2019/NĐ-CP thì hoạt động cho thuê lại lao động có mục đích như sau:
Đáp ứng tạm thời nhu cầu sử dụng lao động trong thời gian nhất định, thường là ngắn hạn.
Lao động cho thuê sẽ thay thế nhân viên chính thức trong các trường hợp sau: nghỉ thai sản, bị tai nạn lao động, các bệnh liên quan đến nghề nghiệp,...
Sử dụng nhân viên có trình độ chuyên môn cao cho các công việc đòi hỏi kỹ thuật không dài lâu..
Hoạt động cho thuê này mang lại lợi ích cho 3 bên, nhưng không phải lúc nào cũng có thể thực hiện được. Tại Điều 21 Nghị định 29/2019, một số trường hợp dưới đây không được phép cho thuê lại lao động:
Doanh nghiệp cho thuê, bên thuê lại lao động hoặc người lao động đang xảy ra tranh chấp lao động, đình công.
Doanh nghiệp thuê lại lao động để thay thế người lao động đang thực hiện quyền đình công.
Doanh nghiệp cho thuê không đảm bảo quyền lợi cho người lao động về trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp,... với bên thuê lại lao động.
Hoạt động cho thuê lại lao động không hiệu lực nếu chưa có sự đồng ý của người lao động.
Điều 21 Nghị định 29/2019 có quy định một số trường hợp không được phép cho thuê lại lao động
Tại Điều 55 Nghị định 29/2019 Bộ luật Lao động quy định rất chi tiết về hợp đồng cho thuê lại lao động. Theo đó, phải có ký kết hợp đồng cho thuê lại lao động (văn bản) giữa bên cho thuê lại lao động và bên thuê lại lao động. hợp đồng này gồm 2 bản (mỗi bản dành cho 1 bên).
Các nội dung chính trong hợp đồng cho thuê lại lao động như sau:
Ghi nhận thông tin chi tiết về địa điểm, vị trí, nội dung, yêu cầu công việc cụ thể đối với người lao động thuê lại.
Xác định rõ ràng, cụ thể thời hạn và thời điểm bắt đầu thuê lại lao động.
Hợp đồng có đề cập đến thời giờ làm việc, nghỉ ngơi và các điều kiện an toàn - vệ sinh lao động tại nơi người lao động làm việc.
Nếu có xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì bên nào sẽ chịu trách nhiệm bồi thường.
Hợp đồng phải bao gồm nghĩa vụ của mỗi bên đối với người lao động.
Các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cho thuê lại lao động được quy định tại Điều 6 thì theo Điều 56 Bộ luật Lao động 2019. Ngoài ra, doanh nghiệp còn có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
Bảo đảm phân bổ người lao động có trình độ phù hợp với các yêu cầu công việc của bên thuê lại lao động theo nội dung của hợp đồng lao động đã ký.
Doanh nghiệp cho thuê lại lao động có nghĩa vụ thông báo lại nội dung của hợp đồng cho thuê lại lao động với người lao động.
Doanh nghiệp cho thuê phải thông tin nội dung hợp đồng cho người lao động
Thông tin sơ yếu lý lịch của người lao động đến bên thuê lại lao động. Ngược lại, bên cho thuê lại động sẽ thông báo các yêu cầu của người lao động cho bên còn lại.
Cùng trình độ, công việc thì người lao động thuê lại phải nhận được tiền lương cao hơn người lao động của bên thuê lại lao động.
Bên cho thuê lao động định kỳ báo cáo cơ quan chuyên môn tại Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh các vấn đề như: số lao động đã cho thuê lại, bên thuê lại lao động.
Bên cho thuê lại lao động có quyền xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động bên thuê lại lao động.
Theo Điều 57 Bộ luật Lao động 2019 bên thuê lại lao động có một số quyền và nghĩa vụ như sau:
Thông tin, hướng dẫn người lao động thuê lại về các nội quy, quy chế của bên thuê lại lao động.
Đảm bảo tính công bằng về điều kiện lao động giữa người lao động thuê lại và nhân viên chính thức.
Căn cứ quy định của Bộ luật Lao động, bên thuê lại lao động phải trao đổi với người lao động về chế độ làm việc ngoài giờ.
Bên thuê lao động phải thông tin về quy định lao động của mình cho người lao động được thuê
Nếu muốn tuyển dụng chính thức người lao động cho thuê lại khi hợp đồng lao động chưa chấm dứt thì cần có sự thỏa thuận của 3 bên.
Bên thuê lại lao động có quyền trả lại người lao động nếu năng lực không đáp ứng thỏa thuận hoặc họ vi phạm kỷ luật lao động của bên cho thuê lại lao động.
Bên thuê lại lao động phải có nghĩa vụ cung cấp bằng chứng cứ vi phạm kỷ luật lao động của người lao động cho thuê lại.
Dưới đây là một số quyền và nghĩa vụ của người lao động cho thuê lại bên cạnh quy định tại Điều 5 thì theo Điều 58 Bộ luật Lao động 2019:
Nghĩa vụ thực hiện công việc được giao theo hợp đồng cho thuê lại lao động đã ký với bên cho thuê lại lao động.
Đảm bảo chấp hành tốt kỷ luật, nội quy lao động, sự quản lý, điều hành và giám sát hợp pháp của bên thuê lại lao động.
Xét trên cùng trình độ, công việc hoặc giá trị công việc như nhau, người lao động được quyền hưởng lương không thấp hơn nhân viên chính thức của bên thuê lại lao động.
Nếu bên thuê lại lao động vi phạm các thỏa thuận trong hợp đồng đã ký thì người lao động có quyền khiếu nại với doanh nghiệp cho thuê lại lao động.
Người thuê lại có thể thỏa thuận với bên cho thuê lại lao động về việc chấm dứt hợp đồng để ký kết hợp đồng lao động với bên thuê lại lao động.
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN GIÁO DỤC DU HỌC NGHỀ NHÂN ÁI
Trụ Sở Chính : Số 75D/389, Đường Đằng Hải - Phường Đằng Hải - Quận Hải An - Hải Phòng.
Văn Phòng Đại Diện Miền Nam : 972 Nguyễn Duy Trinh - Phú Hữu - Thủ Đức - HCM
Ms.Hồng Ái: 0975.782.966
Ms Hằng : 0335.628.044
VPĐD Phía Nam : Mr Tưởng 0325.606.739 ; Mr Bách 0339.592.739
dangthihongai02021982@gmail.com